Nhà Đất

Chi Phí Chung Trong Xây Dựng Là Gì?

Nắm rõ khái niệm về các loại chi phí xây dựng góp phần hỗ trợ cho những ai đang hoạt động trong lĩnh vực này có cái nhìn tổng thể, chi tiết về công tác xây dựng hơn. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ chi phí chung trong xây dựng là gì? Do đó, qua bài viết sau đây tapchinhadat.org sẽ giúp bạn đưa ra câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này.

Định nghĩa chi phí chung trong xây dựng

Chi phí chung trong xây dựng là gì?

Chi phí chung trong xây dựng là chi phí không có sự liên quan trực tiếp đến quá trình thi công lắp đặt công trình.

Tuy nhiên, khoản chi phí này đóng vai trò cần thiết trong việc phục vụ thi công xây dựng, cơ cấu lại bộ máy quản lý, tổ chức hoạt động bảo vệ công trình,…

Những loại chi phí chung phổ biến

Theo thông tư số 09/2019/TT-BXD chi phí chung là khoản chi phí thuộc chi phí gián tiếp trong dự toán chi phí xây dựng, bao gồm:

Chi phí quản lý doanh nghiệp

Là chi phí mà doanh nghiệp phân bổ cho công trình như chi phí tiền lương cho bộ phận điều hành dự án, lương cho người lao động, chi phí phúc lợi, chi phí đóng bảo hiểm  người lao động theo quy định của nhà nước, chi phí điện nước, chi phí điện thoại, chi phí quảng cáo, chi phí nghiên cứu và phát triển, chi phí thuê mặt bằng,

Chi phí vận hành sản xuất tại công trường

Là tổng chi phí của bộ máy quản lý gồm chi phí quản lý lao động, chi phí điện nước, chi phí huấn luyện an toàn; lương phụ cấp cho bộ phận quản lý, nhân viên có mặt tại văn phòng hiện trường,…

Chi phí bảo hiểm cho người lao động

Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đang làm việc trực tiếp tại công ty theo quy định nhà nước.

Xác định chi phí chung trong xây dựng như thế nào?

Định mức tỷ lệ chi phí chung tính trên chi phí trực tiếp (đơn vị tính: %)

Bảng phụ lục 3.7

 

STT

 

Loại công trình thuộc dự án

Chi phí trực tiếp của từng nhóm, loại hình công trình (đơn vị: tỷ đồng)
≤15 ≤100 ≤500 ≤1000 >1000
 

1

Công trình dân dụng 7,3 6,7 6,2 6,0 5,8
Công trình tu sửa, khôi phục khu di tích lịch sử, văn hóa  

11,6

 

10,3

 

9,9

 

9,6

 

9,4

2

Công trình dự án công nghiệp 6,2 5,6 5,0 4,9 4,6
Công trình thi công tuyến đường hầm thủy điện và hệ thống hầm lò  

7,3

 

7,1

 

6,7

 

6,5

 

6,4

 

3

Công trình các tuyến giao thông công cộng 6,2 5,6 5,1 4,9 4,6
Công trình hầm giao thông 7,3 7,1 6,1 6,5 6,4

4

Công trình phát triển nông thôn, vùng nông nghiệp 6,1 5,5 5,1 4,8 4,6
5 Công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật 5,5 5,0 4,5 4,3 4,0

Trên đây là bảng phụ lục định mức tỷ lệ chi phí chung được xác định theo chi phí trực tiếp của từng loại, từng nhóm công ty.

Nếu quy mô chi phí trực tiếp có giá trị thuộc khoảng chi phí tại Bảng 3.7 thì định mức tỷ lệ chi phí chung (kí hiệu: Kc) được tính toán theo phương pháp nội suy theo công thức như sau:

Kc = Kb – (Kb-Ka) : (Ga-Gb) x (Gt-Gb)

Trong đó:

Gt: là mức chi phí trực tiếp trong giá trị cần tính

Ga: là mức chi phí trực tiếp cận trên dự toán cần tính

Gb: là mức chi phí trực tiếp cận dưới dự toán cần tính

Ka: là tỷ lệ mức chi phí chung ứng với Ga

Kb: là tỷ lệ mức chi phí chung ứng với Gb

Đối với trường hợp phát triển nhiều loại công trình trong cùng một dự án, định mức tỷ lệ (đơn vị tính là %) chi phí chung trong dự toán xây dựng sẽ được xác định dựa trên chi phí trực tiếp của từng nhóm, từng loại công trình.

Đối với trường hợp nhà thầu chịu trách nhiệm thi công và tự triển khai việc sản xuất vật tư xây dựng công trình thì chi phí chung tính dự toán giá vật liệu có tỷ lệ 2,5% chi phí máy thi công và chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí chung được tính theo định mức tỷ lệ (đơn vị tính: %) trên chi phí nhân công trực tiếp theo dự toán thi công công trình.

Định mức tỷ lệ chi phí chung tính trên chi phí nhân công (đơn vị tính: %)

Bảng phụ lục 3.8

STT

Loại công tác Chi phí nhân công thuộc chi phí trực tiếp (đơn vị: tỷ đồng)
≤ 15 ≤ 100 >100

1

Công tác sửa chữa đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa, đường thủy nội địa, hệ thống hàng hải 66 60 56
2 Công tác đào, đắp đất nông nghiệp, phát triển nông thôn thủ công 51 45 42

3

Công tác trang bị, lắp đặt các thiết bị công nghệ phục vụ xây dựng đường dây, thí nghiệm vật liệu, thí nghiệm hiệu chỉnh điện đường dây, trạm biến áp điện, linh kiện và kết cấu xây dựng 65 59 55

Đối với trường hợp mức chi phí nhân công trong chi phí trực tiếp thuộc khoảng quy mô chi phí tại bảng 3.8 thì định mức tỷ lệ chi phí chung tính trên chi phí nhân công theo phương pháp nội suy, áp dụng công thức (3.2) tại phụ lục này.

Đối với công trình xây dựng  thuộc vùng biên giới, vùng núi, biển và hải đảo thì định mức tỷ lệ chi phí chung tại bảng 3.7 và bảng 3.8 sẽ được điều chỉnh với hệ số từ 1.05 – 1.1 để cho phù hợp với điều kiện tại công trình.

Yêu cầu cần thiết để bảo vệ chi phí chung

Chi phí lán trại tạm

Chuẩn bị đầy đủ bản vẽ hoàn công, tính toán đơn giá tổng hợp để diễn giải chi tiết các khối lượng nguyên vật liệu đi kèm. Đồng thời, ghi chép đầy đủ và chi tiết vào nhật ký thi công.

Điều kiện để chi phí lán trại được hợp lý hóa khi tính thuế

Nguyên vật liệu sản xuất phải được xuất khẩu kho.

Kiểm tra máy móc đã qua sử dụng để lắp đặt và xây dựng an toàn và hiệu quả.

Lưu trữ cẩn thận bản vẽ nhà kho, nhà tạm.

Lập bản dự toán chi phí để xây dựng nhà tạm, nhà kho hợp lí.

Lập sơ đồ theo dõi trang web của lán, trại.

Lập biên bản nhận và vận hành các tòa nhà tạm đúng theo quy định đã đặt ra trước đó.

Chi phí di dời các thiết bị thi công

Hợp đồng thuê dịch vụ, thanh lý hóa đơn là các chi phí thiết bị thi công. Bên cạnh đó còn có các chứng từ thực tế như phí cầu phà, phí công tác, nhiên liệu,…

Chi phí giữ an toàn vệ sinh lao động nơi làm việc

Các chi phí về an toàn vệ sinh lao động gồm: dụng cụ bảo hộ cấp cho người lao động, chi phí hướng dẫn an toàn lao động, chi phí mua tài liệu an toàn lao động,…

Lưu ý khi xác định chi phí chung

Thông tin mới nhất về chi phí chung trong xây dựng

Việc xác định tỷ lệ chi phí chung dễ xảy ra các sai sót và không thể tổng hợp chi phí trực tiếp cuối cùng để nội suy được đúng định mức tỷ lệ nếu sử dụng các phần mềm dự toán.

Suy cho cùng máy móc không thể cho ra kết quả chính xác tuyệt đối được.

Khi doanh nghiệp xác định chi phí chung, cần lưu ý: đối với các hạng mục dự án gồm nhiều công trình được thiết lập trên nhiều tập tin dự án khác nhau, phải xác định tổng hợp toàn bộ các chi phí trực tiếp. Sau đó tiến hành tính toán định mức tỷ lệ chi phí chung cuối cùng cho tập tin của dự án đó.

Cần phân biệt chi phí chung trong  xây dựng với chi phí trực tiếp. Chi  phí trực tiếp gồm các chi phí có liên quan trực tiếp đến quá trình thi công như:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm toàn bộ các chi phí bỏ ra để thu mua vật liệu (gạch, cát, xi măng,…), nhằm đáp ứng cho việc xây dựng công trình.

Chi phí nhân công là số tiền công chi ra cho ban quản lý, thợ chính, thợ phụ,… để thi công dự án.

Chi phí thiết bị máy móc bao gồm chi phí mua nhiên liệu, chi phí thuê máy móc, chi phí khấu hao tài sản,…

Chi phí trực tiếp khác gồm toàn bộ các chi phí liên quan trực tiếp đến việc thi công  xây dựng nhưng nằm ngoài chi phí trực tiếp như: chi phí đi lại, chi phí phục vụ nhà xưởng,…

Vận dụng việc tính toán chi phí chung trong đời sống

Chi phí chung không chỉ được áp dụng trong xây dựng mà chi phí chung còn xuất hiện ở tất cả các doanh nghiệp.

Bộ phận kế toán sẽ tính toán chi phí chung sử dụng cho mục đích ngân sách, các khoản thu chi nhằm tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Dưới đây là các khoản tính toán phổ biến của chi phí chung trong kinh doanh.

Bảng cân đối kế toán doanh nghiệp

Khái niệm chi phí chung trong xây dựng

Bảng cân đối kế toán là một bảng báo cáo tài chính tổng hợp thể hiện toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành nên tài sản đó của doanh nghiệp trong một thời điểm cụ thể.

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải có một báo cáo tài chính nhằm phản ánh số lượng tài sản và nợ vay của công ty tại một thời điểm nhất định.

Tài sản và nợ của doanh nghiệp chia thành hai loại: ngắn hạn và dài hạn. Trong đó, chi phí chung thuộc các khoản nợ ngắn hạn.

Nhận biết điểm hòa vốn trong kinh doanh

Những điều cần biết về chi phí chung trong xây dựng

Điểm hòa vốn là một điểm mà tại đó tổng số doanh thu bằng tổng số chi phí. Khi chạm đến điểm hòa vốn thì các hoạt động sản xuất kinh doanh của sẽ kiến tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Đồng thời, điểm hòa vốn còn được xem là một phép tính tài chính dung để xác định số sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp muốn bán ra hoặc cung cấp cho các doanh nghiệp khác để thu về lợi nhuận nhằm trang trải chi phí kinh doanh.

Việc nhận biết điểm hòa vốn đưa ra cái nhìn chính xác về việc phân tích, xác định điểm doanh thu cho doanh nghiệp tương ứng với chi phí cần thiết để có được khoản doanh thu đó. Bên cạnh đó, nhận biết và tính toán được điểm hòa vốn sẽ giúp doanh nghiệp không làm vượt quá ngưỡng an toàn đồng thời tránh được rủi ro không mong muốn.

Nhận biết doanh nghiệp ngưng hoạt động

Trường hợp doanh nghiệp còn khả năng chi trả các chi phí biến đổi nhưng lại không thể chi trả cho các chi phí chung trong một thời gian ngắn có nghĩa là doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục duy trì hoạt động kinh doanh.

Trường hợp doanh nghiệp không thể thanh toán được chi phí chung và không có khả năng chi trả chi phí hoạt động thì doanh nghiệp nên ngừng hoạt động kinh doanh.

Lời kết

Như vậy, thông qua bài viết trên đây tapchinhadat.org đã đưa ra những thông tin chi tiết nhất nhằm giải đáp thắc mắc cho bạn chi phí chung trong xây dựng là gì. Hy vọng có thể giúp bạn đọc tìm ra được câu trả lời phù hợp cho doanh nghiệp cũng như cho riêng mình. Bên cạnh đó, chủ đầu tư và doanh nghiệp nên chủ động trang bị các kiến thức cần thiết trong lĩnh vực xây dựng để đưa ra những quyết định chi tiêu hợp lý.

Bài viết tham khảo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *